Chiến lược giao dịch Scalp giúp trader thu lời từ biến động nhỏ của thị trường trong thời gian ngắn, chỉ từ vài giây đến vài phút.
Chiến lược giao dịch này đòi hỏi trader phải có tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và quản lý vốn tốt. Tuy nhiên, để một trader mới có thể hiểu rõ và xây dựng chiến lược giao dịch sẽ rất khó khăn.
Chính vì vậy, bài viết này của chienluoctrade sẽ gửi đến bạn khái niệm cơ bản cùng các chiến lược Scalp Trading hiệu quả.
Tìm hiểu Scalping là gì?
Scalping hay giao dịch lướt sóng là một phương pháp giao dịch mà trader phải thực hiện một số lượng lớn giao dịch trong thời gian ngắn. Nói cách khác, đây là chiến lược giao dịch liên tục, ngắn hạn nhằm mục đích kiếm được nhiều khoản lợi nhuận nhỏ.
Một số trader không thích giao dịch Scalp vì việc thực hiện nhiều giao dịch trong thời gian ngắn quá vất vả. Tuy nhiên, nhiều trader lại có suy nghĩ khác.
Họ sẽ dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để giao dịch liên tục, mặc dù lợi nhuận nhỏ nhưng số lượng giao dịch nhiều nên tổng lợi nhuận mỗi ngày tương đối lớn.
Tại sao nên sử dụng chiến lược giao dịch Scalp Trading?
Không phải ngẫu nhiên mà Scalp Trading được nhiều trader lựa chọn. Đây là phương pháp giao dịch mang lại nhiều lợi ích như:
- Luôn có sẵn cơ hội đầu tư: Nếu như các chiến lược giao dịch trung hay dài hạn, bạn phải phân tích, dự đoán và đợi cơ hội đầu tư thì giao dịch lướt sóng lại khác. Các cơ hội đầu tư luôn có sẵn trong mọi phiên giao dịch, bạn có thể vào lệnh liên tục để kiếm lợi nhuận.
- Kiếm lợi nhuận nhanh chóng: Đây là 1 trong những ưu điểm nổi bật của chiến lược này. Mục đích của Scalp Trading là thu lời từ chênh lệch rất nhỏ của các cặp tiền tệ. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện chỉ kéo dài vài phút nên trader có thể biết được kết quả luôn mà không cần chờ đợi nhiều ngày như các phương pháp giao dịch khác.
- Dễ dàng áp dụng: Giao dịch lướt sóng không đòi hỏi trader phải có nhiều kinh nghiệm phân tích kỹ thuật mà thay vào đó, mỗi chiến lược sẽ có một dấu hiệu riêng biệt. Việc của bạn là hiểu rõ chiến lược, biết cách vào lệnh, biết thực hiện giao dịch, biết sử dụng chỉ báo là có thể trở thành nhà giao dịch lướt sóng rồi.
Scalp Trading có phù hợp với bạn không?
Trước khi tham khảo các chiến lược giao dịch Scalp cụ thể, bạn cần xác định xem phong cách giao dịch này có thật sự phù hợp với bạn không. Scalp Trading đòi hỏi trader phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Có khả năng quyết định nhanh chóng: Để mang lại lợi nhuận từ giao dịch lướt sóng, trader cần nắm bắt và dự đoán xu hướng của thị trường trong thời gian ngắn. Từ đó, liên tục thực hiện giao dịch để kiếm lợi nhuận.
- Biết cách chấp nhận thua lỗ: Mục tiêu của giao dịch lướt sóng là tạo nhiều vị thế sinh lời hơn thua lỗ. Tuy nhiên, chúng ta không thể dự đoán chính xác biến động của thị trường nên trader cần học cách chấp nhận nếu chẳng may thua lỗ, đặc biệt là khi sử dụng đòn bẩy.
Từ những thông tin trên, nếu bạn cảm thấy Scalping là chiến lược giao dịch phù hợp với mục tiêu của bạn, hãy cùng chienluocfx tiếp tục tìm hiểu về các kỹ thuật, chiến lược Scalp Trading tốt nhất hiện nay.
Các chiến lược giao dịch Scalp hiệu quả
Thông thường, trader lướt sóng thường xây dựng chiến lược giao dịch kết hợp với các loại chỉ báo. Nhờ đó, tăng tỷ lệ thành công và tăng lợi nhuận theo cấp số nhân nếu áp dụng chính xác. Dưới đây là một số chiến lược giao dịch Scalp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng chỉ số dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)
Stochastic Oscillator (viết tắt là SO) thuộc nhóm chỉ báo động lượng, có công dụng là giúp trader so sánh giá hiện tại với giá trong khoảng thời gian nào đó mà có thể tự điều chỉnh. Chỉ báo này được tạo thành từ 4 đường: %D, %K, đường biên dưới và biên trên.
Cách vào lệnh với chỉ báo này như sau:
- Trader sử dụng SO để nắm bắt chuyển động của thị trường.
- Nếu chỉ báo di chuyển đến điểm cực đại ở 2 biên thì khả năng cao giá sẽ biến động.
- Trader cần để ý đến vị trí 2 đường %K và %D cắt nhau. Đây chính là điểm để bạn vào lệnh.
- Tùy vào chỉ báo vượt qua đường biên trên hay bên dưới mà bạn đặt lệnh chốt lời/dừng lỗ phù hợp.
Chúng ta cùng phân tích tình huống cụ thể với 2 trường hợp thị trường tăng và giảm.
- Nếu thị trường có xu hướng tăng: Vị trí đặt lệnh mua vào là khi đường %K và %D cắt nhau tại 20. Còn điểm đóng lệnh là khi thị trường đổi xu hướng (từ tăng đổi sang giảm) hoặc khi đường SO lên đến 80.
- Nếu thị trường có xu hướng giảm: Cách đặt và đóng lệnh của trường hợp này ngược lại với trường hợp trên. Có nghĩa là bạn sẽ đặt lệnh bán khi SO lên đến 80 còn chốt lời khi SO xuống 20.
Sử dụng đường trung bình di động (Moving Average)
Có thể hiểu đơn giản, Moving Average (viết tắt là MA) là đường trung bình của chuỗi các giá cả trên thị trường trong khoảng thời gian nhất định.
Đây là 1 trong những chỉ báo được nhiều trader lựa chọn trong giao dịch Forex nói chung và xây dựng chiến lược giao dịch Scalp nói riêng.
Bởi dựa vào chỉ báo này, trader có thể biết được xu hướng giá đang giảm, tăng hay không thay đổi. Từ đó, lựa chọn điểm vào/đóng lệnh phù hợp.
Trong chiến lược giao dịch lướt sóng, bạn nên sử dụng 3 loại đường MA để dự đoán xu hướng giao dịch đó là: MA-5, MA-20 và MA-200.
Cách vào lệnh với đường MA được thực hiện như sau:
- Dựa vào 3 đường MA nói trên để xác định xu hướng giao dịch.
- Đặt lệnh tại thời điểm đường MA-5 và MA-20 cắt nhau.
Xét 2 trường hợp thị trường tăng và giảm:
- Thị trường có xu hướng tăng: Dựa vào đường MA-200 để xác định thị trường đang tăng và đặt lệnh mua vào tại điểm giao nhau của đường MA-5 và MA-20.
- Thị trường có xu hướng giảm: Dựa vào đường MA-200 để xác định thị trường đang giảm và đặt lệnh bán ra tại điểm cắt nhau của đường MA-5 và MA-20.
Sử dụng chỉ báo Parabolic SAR (Stop And Reverse)
Parabolic SAR (viết tắt là PSAR) là 1 loại chỉ báo hỗ trợ trader xác định xu hướng thị trường, xác định điểm vào/thoát lệnh. Đường PSAR là dạng đường nét đứt được tạo bởi hàng loạt dấu chấm nhỏ.
Nếu thị trường trong xu hướng biến động mạnh thì khoảng cách đường giá và đường nét đứt dần dần mở rộng. Ngược lại, nếu thị trường không có xu hướng rõ ràng thì đường giá và đường nét đứt liên tục cắt nhau và không thể hiện bất cứ tín hiệu gì.
Cách vào lệnh với đường PSAR được thực hiện như sau:
- Trader bật chỉ báo và quan sát vị trí đường nét đứt trên biểu đồ.
- Nếu đường giá nằm dưới đường PSAR thì thực hiện lệnh bán.
- Nếu đường giá nằm trên đường PSAR thì thực hiện lệnh mua.
Sử dụng chỉ báo RSI
RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index, là loại chỉ báo có tác dụng đo lường biến động giá, cho biết thời điểm thị trường quá bán hoặc quá mua.
Cụ thể: RSI sẽ dao động trong khoảng 0-100. Nếu RSI >70 là tín hiệu thị trường quá mua còn nếu RSI <30 là tín hiệu thị trường quá bán.
Cách vào lệnh với chỉ báo RSI được thực hiện như sau:
- Trader bật chỉ báo RSI và điều chỉnh ngưỡng quá mua từ 70 lên 90 và quá bán từ 30 xuống 10. Mục đích của việc này là bạn có thể nhận biết được chuyển động giá nhanh hơn.
- Sử dụng đường EMA-55 để thiết lập giá đóng.
- Nếu đường giá ở dưới đường EMA-55 thì thực hiện lệnh bán.
- Nếu đường giá ở trên đường EMA-55 thì thực hiện lệnh mua.
Xem thêm video dưới đây để hiểu thêm về mô hình Scalping
Kết luận
Muốn xây dựng và thực hiện chiến lược giao dịch Scalp Trading thành công, trader cần rèn luyện khả năng quan sát nhanh. Mặc dù chiến lược này không phù hợp với tất cả các trader.
Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu và thử nghiệm để xác định xem bạn có phù hợp với giao dịch lướt sóng hay không.