Giao dịch đột phá là hiện tượng phá vỡ vùng giá quan trọng và mang lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đây cũng được xem là cú đảo chiều ngoạn ngục trong giao dịch tài chính.
Hiện tượng giao dịch đột phá (breakout) thường xuyên xảy ra trên thị trường khi bạn thực hiện giao dịch tài chính, nếu các nhà đầu tư biết nhìn ra các dấu hiệu và lên kế hoạch giao dịch hiệu quả thì tiềm năng thu lợi nhuận sẽ rất lớn.
Vì vậy, chienluocfx sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược đầu tư này và cách nhận biết breakout/breakdown giả.
Tìm hiểu giao dịch đột phá là gì?
Giao dịch đột phá hay còn gọi là Breakout/Breakdown. Đây là một hiện tượng phá vỡ một vùng giá quan trọng mà trong khi nó đã duy trì vùng giá đó trong một thời gian trước đó.
Vì vậy, sau khi giá breakout thành công, thị trường sẽ có xu hướng đi theo chiều hướng phá vỡ này. Tuy nhiên, đây có thể là một cú đảo chiều ngoạn mục hoặc cũng có thể là tiếp diễn xu hướng hiện tại nhưng với lực bứt phá hơn.
Chính vì thế, những nhà đầu tư đi theo chiều hướng này sẽ tận dụng sự bứt phá đó để thu về lợi nhuận lớn, đó chính là giao dịch đột phá.
Hiện tượng này hoàn toàn có thể xảy ra ở mọi tài sản được giao dịch tại Forex và ở trong mọi khung giờ, nên nó phù hợp cho mọi phong cách, từ: Scalping, day trading, đến swing trading hoặc position trading.
Nhưng, không phải cú Breakout nào cũng sẽ tạo ra một xu hướng thị trường mới và cũng không phải cú Breakout nào cũng thành công. Vì thế, khi đi theo xu hướng này, các nhà giao dịch cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận rủi ro bất cứ lúc nào.
Các loại Breakout thường gặp trong giao dịch Forex
Mặc dù đây là giao dịch đột phá ở một vùng giá quan trọng nhưng Breakout sẽ được hình thành ở nhiều thị trường khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của vùng giá đó. Đặc biệt, mỗi một Breakout sẽ có đặc điểm và tỷ lệ phá vỡ khác nhau, bạn có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây:
Breakout/Breakdown khỏi vùng tích lũy đi ngang
Giao dịch đột phá khi giá ra khỏi vùng tích lũy đi ngang sẽ được hình thành khi các phe mua, bán đang tạm nghỉ để củng cố cho sự bứt phá mới.
Giá phá vỡ này có nghĩa là nó đã vượt ra khỏi giới hạn của ngưỡng hỗ trợ để đi xuống hoặc vượt khỏi ngưỡng kháng cự để đi lên.
Ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự có lực cản mạnh khi giá ít nhất 3 lần chạm ngưỡng và quay đầu. Khi đó, giá breakout ra khỏi các mức cản càng mạnh thì lực công phá lại càng cao.
Breakout khỏi trendline của xu hướng
Đường trendline thể hiện xu hướng của thị trường. Đường trendline dưới của xu hướng tăng có vai trò là một ngưỡng hỗ trợ mạnh, ngược lại, đường trendline trên của xu hướng giảm đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh.
Vì vậy, giá breakout khi tuột ra khỏi các ngưỡng này, thì thị trường có xu hướng đảo chiều và tạo thành giao dịch đột phá.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp như: Giá breakout đường trendline trên của xu hướng tăng hình thành một xu hướng tăng mới có đường trendline với độ dốc mới.
Tương tự, giá breakout đường trendline dưới của xu hướng giảm đã hình thành một xu hướng giảm mới có đường trendline với độ dốc mới.
Breakout khỏi các mô hình giá
Mô hình giá là công cụ rất quan trọng của trường phái phân tích hành động giá price action. Đa phần, mô hình giá sẽ đại diện cho những đợt tích lũy của thị trường nhưng không đơn thuần chỉ là đợt tích lũy đi ngang mà sẽ còn là những đợt tích lũy có hình dáng đặc biệt như: Lá cờ, tam giác, chữ nhật…
Giao dịch đột phá cũng thể hiện qua mô hình giá, khi giá breakout thoát khỏi mô hình này và đi theo một hướng nhất định, sẽ giúp nhà đầu tư thu về một lợi nhuận lớn.
Cách nhận biết breakout và false breakout
Vậy, làm thế nào để biết được đó là giao dịch đột phá thành công? Và làm sao để phân biệt được đợt breakout giả?
Tuy nhiên, mọi dự đoán đều sẽ không chính xác 100%. Ngay cả khi giá đã đóng cửa bên ngoài các ngưỡng quan trọng thì nó vẫn có thể quay đầu vào trong chỉ vài phiên sau đó. Vậy nên, chúng tôi đưa ra cho bạn một số tip nhận biết như sau:
Dựa vào các chỉ báo
Các nhà đầu tư thường sử dụng tín hiệu đảo chiều từ các chỉ báo kỹ thuật để xác định được giao dịch đột phá.
Hiện tại, có 2 chỉ báo mang lại hiệu quả nhất chính là: Tín hiệu phân kỳ (giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) và tín hiệu hội tụ (giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước).
Thực tế, khi xuất hiện càng nhiều tín hiệu xác nhận breakout thì khả năng giá sẽ phá vỡ thành công càng cao.
Để hạn chế được rủi ro khi giao dịch với false breakout thì bạn cần xác định được các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của vùng giá tích lũy đi ngang hoặc các đường trendline của xu hướng. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Không ép các đường xu hướng theo ý của mình. Đó phải là những đường đi qua các đỉnh, các đáy và phải đảm bảo có ít nhất 3 lần giá quay đầu tại các mức cản đó.
- Các đường trendline hoặc hỗ trợ, kháng cự sẽ được xác định bằng các mức giá đóng cửa chứ không phải giá cao nhất hay giá thấp nhất. Chỉ khi giá đóng cửa bên ngoài các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự thì các nhà đầu tư mới tiếp tục xem xét về xác suất thành công của breakout. Còn với trường hợp, nếu chỉ có bóng nến vượt ra ngoài thì nên bỏ qua và xem đó chắc chắn là một false breakout để hạn chế rủi ro.
Dựa vào ngưỡng lọc và giá đóng cửa
Dấu hiệu đầu tiên khi đầu tư để tạo ra giao dịch đột phá thành công chính là giá đóng cửa và ngưỡng lọc. Giá đóng cửa ở đây có thể là giá đóng nến tùy thuộc vào khung giao dịch mà bạn muốn lựa chọn.
Còn ngưỡng lọc là mức độ xuyên qua ngưỡng kháng cự, hỗ trợ theo chiều giá breakout. Trong quá trình bạn thực hiện giao dịch, để hạn chế được các tín hiệu nhiễu, bạn có thể đặt ra các ngưỡng lọc nhất định để nâng cao tính chính xác hơn.
Dựa vào thanh khoản
Thanh khoản là đồng tiền, cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ có dễ dàng mua vào hoặc bán ra hay không.
Một trong những kinh nghiệm khi giao dịch có thể sử dụng là khi phiên giá phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ phải kèm theo thanh khoản lớn hơn 50% so với bình quân 20 phiên.
Chiến lược giao dịch đột phá – Breakout/Breakdown
Để tạo ra một chiến lược giao dịch đột phá, bạn cần thực hiện các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Xác định được xu hướng thị trường đi ngang hay tăng hoặc giảm.
- Bước 2: Từ xu hướng đó, bạn vẽ đường trendline hay các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự phù hợp.
- Bước 3: Phát hiện các tín hiệu giá đóng cửa vượt khỏi các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Bước 4: Xác định lại tín hiệu breakout bằng khối lượng hay chỉ báo kỹ thuật hoặc retest lại.
- Bước 5: Thực hiện vào lệnh nếu xác suất breakout thành công cao, bạn đặt stop loss và take profit.
Ở bước 5, để thực hiện giao dịch đột phá, có 3 cách vào lệnh như sau:
- Cách 1: Thực hiện lệnh ngay sau khi nến phá vỡ (breakout bar) đóng cửa.
- Cách 2: Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến, được xác nhận ngay sau breakout bar. Nếu phá vỡ thành công thì cây nến xác nhận là cây nến xanh và ngược lại.
- Cách 3: Đợi giá retest lại ngưỡng hỗ trợ, kháng cự rồi mới vào lệnh.
Cách đặt lệnh stop loss và take profit như sau:
- Vùng tích lũy đi ngang: Bạn đặt stop loss ngay phía dưới đường hỗ trợ (nếu breakout đi lên – lệnh Buy) và phía trên đường kháng cự (nếu breakout đi xuống – lệnh Sell).
- Xu hướng tăng hoặc giảm: Đặt lệnh stop loss tại đáy gần nhất trước đó (lệnh Buy) hoặc đỉnh gần nhất trước đó (lệnh Sell).
Cùng xem video dưới đây để tìm hiểu Day Trader là gì
Trên đây là bài viết về chiến lược giao dịch đột phá và cách nhận biết hiện tượng breakout để nâng cao tiềm năng lợi nhuận. Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn!