Sàn Forex ôm lệnh (Dealing Desk) được hiểu nôm na là một trong những loại sàn môi giới Forex trực tiếp thực hiện việc xử lý lệnh giao dịch của nhà đầu tư bằng cách tự ấn định giá mua và giá bán cho nhà giao dịch. Có thể hiểu là sàn sẽ luôn trong vị thế trade ngược với bạn.
Khi trader muốn mua, họ sẽ bán cho bạn, khi bạn muốn bán, họ sẽ mua cho bạn. Dealing Desk cũng mang trong mình những rủi ro, hạn chế nhất định.
Để tránh thua lỗ trong giao dịch forex trader không nên chủ quan nên tìm hiểu kỹ sàn Forex ôm lệnh là gì rồi hãy quyết định đầu tư.
Hiểu đúng sàn Forex ôm lệnh là gì?
Sàn Forex ôm lệnh hay còn được biết đến với tên gọi khá quen thuộc khác là Dealing Desk, chỉ nghĩa “chiếc bàn giao dịch”. Và, mọi công việc, hoạt động giao dịch khi được thực hiện trước tiên cần phải thông qua “chiếc bàn” đó.
Trên đầu tư ngoại hối, Dealing Desk giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo lập thị trường giao dịch. Nó cung cấp giá cả sản phẩm giao dịch và tạo cả tính thanh khoản một cách chủ động để quá trình khớp lệnh diễn ra dễ dàng hơn giữa bên mua và phe bán.
Hiểu đơn giản rằng, nếu Trader mở một lệnh giao dịch Buy hay Sell thì sàn sẽ tự động đưa ra lệnh đối ứng lại. Điều này giúp cho các đối trọng trên thị trường luôn được cân bằng giữa cung và cầu.
Sàn Forex ôm lệnh có cách thức, cơ chế hoạt động ra sao?
Dưới đây là một số cách thức hoạt động chính của loại hình sàn Forex ôm lệnh:
Cơ chế hoạt động của sàn Forex ôm lệnh là gì?
Như đã đề cập ở phần khái niệm, loại sàn này chủ động cung cấp đồng thời cả giá mua và giá bán sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc Dealing Desk có thể thực hiện được cả lệnh mua và lệnh bán đối ứng với Trader.
Chưa kể, do có tính năng kiểm soát hoàn toàn 2 quá trình mua bán, trao đổi nên sàn Dealing Desk cũng kiểm soát luôn mức giá của những lệnh Buy/ Sell thời điểm chúng được thực hiện. Đó là lý do, sàn Forex ôm lệnh thường có mức chênh lệch khá an toàn, không tồn tại quá nhiều rủi ro.
Nói chính xác hơn, hầu hết các sàn ngoại hối ôm lệnh luôn cố gắng giữa mọi giao dịch của người dùng ở phạm vi an toàn nhất về tính thanh khoản. Họ không yêu cầu bất cứ nhà cung cấp thanh khoản nào từ bên ngoài mà tự tạo thị trường riêng của bản thân. Vì vậy, đôi lúc, sàn Forex ôm lệnh còn được gọi là các Market Maker.
Ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động và làm việc của sàn Forex ôm lệnh
Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về cơ chế, cách thức hoạt động của sàn Forex ôm lệnh là gì:
Tại một sàn Forex ôm lệnh cụ thể, giả sử có tổng lượng sản phẩm vàng khách đặt lệnh Buy là 100 lot. Đồng thời, tổng lượng vàng đặt lệnh bán ra tại sàn cũng sẽ là 100 lot vì sàn có tính năng tự động khớp lệnh giữa mua và bán.
Khi đó, sàn chính là đơn vị trung gian thực hiện thu các loại phí giao dịch chênh lệch phát sinh trong quá trình trao đổi mua bán giữa 2 phe. Nói chung, sàn Forex ôm lệnh chủ yếu hoạt động bằng cách tạo ra lợi nhuận khi giá mua vào thấp hơn giá bán ra và tận dụng khoản chênh lệch đó. Trường hợp này có thể khiến bạn suy nghĩ rằng sàn Forex ôm lệnh quá hoàn hảo, không có thua lỗ.
Tuy nhiên, không có bất cứ vấn đề gì mãi thuận lợi, suôn sẻ mà không có khó khăn, thử thách sinh ra. Trong sàn Forex ôm lệnh có 1 tình huống không tích cực mà các Trader nên biết:
- Đó là, vài trường hợp khối lượng lệnh mua và bán không tương thích dù đã được đối ứng tự động.
- Lúc này, lượng sản phẩm dư ra đó sẽ được xử lý bằng cách sàn tự mình ôm lệnh cho cân bằng. Như vậy, nếu Trader có lời thì sàn sẽ thua lỗ và ngược lại.
Điểm khác biệt giữa sàn không ôm lệnh, sàn chuyển lệnh và sàn Forex ôm lệnh là gì?
Đầu tiên, có thể dễ dàng nhận thấy, các sàn Forex không ôm lệnh không chủ động cung cấp giá hay tính thanh khoản. Nó chỉ hoạt động như một dạng sàn môi giới trung gian làm nhiệm vụ kết nối là chủ yếu. Các nhà đầu tư được tự do giao dịch mua bán với nhau mà không có sự can thiệp của NDD.
Còn sàn chuyển lệnh trong ngoại hối? Đây là một loại hình sàn giao dịch trung gian đóng vai trò tự động khớp lệnh tương ứng như sàn Forex ôm lệnh. Song, khi có trường hợp đối ứng không cân bằng, có lot dư ra, thì sàn Forex lúc này sẽ không thực hiện ôm lệnh mà chuyển đẩy lệnh cho một bên khác ôm. Người ta cũng thường hay gọi sàn chuyển lệnh là sàn Forex ôm lệnh một phần.
Những lợi ích cùng rủi ro của sàn Forex ôm lệnh
Khi tham gia đầu tư vào các sàn Forex ôm lệnh, các Trader sẽ nhận được cùng lúc những lợi ích và rủi ro sau:
Lợi ích
Lựa chọn sàn ngoại hối ôm lệnh để giao dịch, nhà đầu tư có cơ hội:
- Giao dịch các sản phẩm với tính thanh khoản cực cao, vì sàn Dealing Desk luôn thực hiện đối ứng cân bằng theo yêu cầu của Trader nhanh chóng. Từ đó, Trader sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí chi trả khi phải giữ lệnh để tìm kiếm khách hàng cho đến khi khớp lệnh.
- Chi phí thả nổi (Spread) trên sàn Forex ôm lệnh khá thấp do sàn có thể tự đảm bảo khớp lệnh giữa 2 phe mua, bán.
- Các sàn Dealing Desk không thu phí hoa hồng khi Trader thực hiện giao dịch, họ chỉ thu phí thông qua các chênh lệch giữa giá mua sản phẩm và giá bán được quyết định chốt.Ngoài ra, một số sàn ôm lệnh còn có cả chính sách miễn phí giữ lệnh qua đêm cực hấp dẫn.
Rủi ro
Song song với những lợi ích tuyệt vời như trên, sàn ôm lệnh vẫn còn hiện diện một vài rủi ro như sau:
- Rủi ro khi sàn có tính thanh khoản cao, thời điểm sàn ôm lệnh, nếu không đảm bảo có đủ tiền để thực hiện các giao dịch với Trader thì sàn sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn nhiều nhà đầu tư cùng có nhu cầu rút tiền một lúc, nguy cơ sàn không đủ khả năng chi trả, thậm chí phá sản sẽ diễn ra. Trader theo đó dễ dàng mất tiền, mất tài sản theo, nhất là với những sàn không uy tín, không có chính sách bảo hiểm đầy đủ.
- Cách thức hoạt động của sàn đôi khi dẫn đến sự mâu thuẫn về lợi ích giữa chính nhà đầu tư và sàn môi giới. Một số sàn sẽ không sử dụng chiến lược định giá rõ ràng, minh bạch, khiến tình trạng lệnh của Trader không được hoàn thiện trọn vẹn và cân bằng.
- Đa phần các sàn Forex ôm lệnh sẽ ưu tiên khớp lệnh cho các tổ chức tài chính lớn hoặc những nhà tài phiệt. Lý do là vì sàn có thể thu phí sàn cao hơn so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ có vốn giao dịch ít.
Muốn giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, các Trader khi tham gia loại hình sàn này cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ về sàn mà mình đang có ý định sử dụng. Việc nghiên cứu cẩn thận các chính sách quản lý rủi ro, giấy phép hoạt động,… của sàn Forex ôm lệnh là gì cũng cực kỳ quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá chính xác sàn mà bạn tham gia có an toàn, minh bạch và công bằng hay không.
Sàn giao dịch ngoại hối ôm lệnh có đáng tin hay không?
Như vậy, sàn giao dịch ngoại hối có ôm lệnh có đáng tin hay không cũng còn tùy vào xuất xứ của sàn đó. Chỉ những sàn có giấy phép hoạt động rõ ràng, công khai, minh bạch từ các tổ chức tài chính lớn mới đáng tin cậy.
Ngoài ra, họ còn có chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt hơn, đảm bảo khách hàng không bị thua lỗ trong trường hợp sàn gặp sự cố, trục trặc, mất khả năng chi trả. Tùy theo nhu cầu và mong muốn của bản thân mà bạn có thể chọn lựa sàn giao dịch Forex ôm lệnh hay các sàn khác để đầu tư.
Sàn Forex đẩy lệnh uy tín hiện nay là sàn nào?
XTB hiện được nhiều Trader từ chuyên nghiệp cho đến mới tham gia đều tin tưởng và lựa chọn để đầu tư, giao dịch. Không chỉ sở hữu tính khớp lệnh tự động nhanh chóng, cơ hội tạo ra lợi nhuận từ thanh khoản cao, XTB còn có chính sách bảo vệ quỹ khách hàng vô cùng ấn tượng.
Theo đó, nếu có bất kỳ bất trắc nào về khả năng chi trả, XTB luôn có sẵn một tổ chức bảo hiểm uy tín chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng, số tiền bồi thường thậm chí lên đến 80.000 bảng Anh. Chưa kể, XTB còn được hàng loạt các cơ quan, ủy ban tài chính nổi tiếng hàng đầu thế giới bảo hộ và quản lý vô cùng khắc khe.
Chọn nhà môi giới XTB để thực hiện các giao dịch đây là sàn đẩy lệnh và khớp lệnh nhanh nhất bạn hoàn toàn có thể yên tâm về quyền lợi và độ an toàn về thông tin bảo mật của mình.
Kết luận
Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích! Ngay bây giờ, bạn hãy nghiên cứu và lưu lại ngay một số vấn đề nổi bật của của loại sàn này để việc đầu tư kiếm lời từ Forex hiệu quả hơn. Ngoài ra hãy thường xuyên theo dõi chienluocfx.com để cập nhật nhiều kiến thức hay ho, bổ ích nhất.