Trên thị trường ngoại hối nói chung, hiện tượng slippage (trượt giá) chắc hẳn là điều gây nên nỗi lo sợ bậc nhất cho các anh em trader.
Vậy Slippage là gì? Hãy cùng chienluocfx đi tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Trên thực tế, khi người chơi giao dịch đối với bất cứ loại tài sản tài chính nào thì việc xảy ra hiện tượng Slippage cũng là điều không thể tránh khỏi.
Điều đó làm dấy lên nỗi lo sợ cho tất cả anh em trader vì những rủi ro mà hiện tượng này mang lại là không hề nhỏ.
Vậy thì, thực chất slippage là gì mà lại khiến nhiều người chơi ám ảnh đến vậy. Hãy cùng chiến lược FX tìm hiểu sâu hơn về tất cả những khía cạnh của chủ đề này ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Tìm hiểu Slippage là gì?
Slippage là một thuật ngữ được dùng trong thị trường Forex với ý nghĩa là trượt giá. Cụm từ này được dùng để ám chỉ hiện tượng chênh lệch giữa giá phải trả và giá thực tế trong giao dịch mà người chơi đang thực hiện.
Tức là khi người chơi đặt một lệnh giao dịch nào đó với một mức giá được xác định từ trước nhưng thời điểm khớp lệnh lại là ở một mức giá khác thì chúng ta sẽ gọi đó là hiện tượng trượt giá và khoảng chênh lệch còn được gọi là gap.
Giả sử như bạn đang đặt một lệnh bán cho cặp tỷ giá EUR/USD ở mức giá là 1.2300 nhưng tại thời điểm khớp lệnh thì mức giá của cặp ngoại tệ này đã tăng lên thành 1.2305. Trong tình huống này, bạn đang phải trải qua hiện tượng trượt giá với khoảng gap là âm 5 pips.
Về cơ bản, hiện tượng Slippage thường xảy ra khi thị trường ngoại hối có nhiều biến động mạnh về giá, có khối lượng giao dịch cao hoặc thiếu tính thanh khoản. Đặc biệt là trong những giai đoạn cuối tuần vì đây là thời điểm thường xảy ra nhiều biến động về kinh tế, chính trị.
Tác động của Slippage trong giao dịch Forex
Chưa tính đến việc hiện tượng Slippage mang lại lợi ích hay bất lợi cho trader nhưng nhìn chung thì hiện tượng này sẽ tác động đến vấn đề giao dịch của người chơi theo những khía cạnh như sau:
- Mức giá giao dịch khác với mong muốn: Việc giá giao dịch khác với dự định ban đầu vừa có thể giúp mang lại khoản lợi nhuận to lớn cho trader, nhưng cũng có thể khiến người chơi bị cháy tài khoản một cách nặng nề.
- Gần hơn với mức cắt lỗ: Tình huống này thường xuyên xảy ra nhất là ở những giai đoạn mà thị trường có mức biến động cao. Lúc này, khoảng chi phí mà chúng ta thua lỗ sẽ lớn hơn so với mức dừng lỗ trong kế hoạch giao dịch mà chúng ta đã dùng những công cụ cắt lỗ để tính toán.
- Không thực hiện lệnh giao dịch: Với những nhà giao dịch ít kinh nghiệm hoặc những trader có tính cẩn trọng quá mức thì họ thường sẽ có xu hướng thiết lập hạn mức lệch giá tối đa để giảm thiểu các tác động của hiện tượng Slippage. Bằng cách này, những lệnh giao dịch có mức giá vượt quá mức chênh lệch đã đặt ra từ đầu thì đều sẽ không được thực hiện. Đồng ý rằng phương pháp này có thể giúp các nhà giao dịch hạn chế nhiều rủi ro nhưng nó cũng có thể khiến các trader mất đi nhiều cơ hội.
Slippage mang đến lợi ích hay bất lợi cho trader ?
Trên thực tế, khi nói về chủ đề trượt giá thì hầu hết các trader đều nghĩ đến những rủi ro đầu tiên nhưng thực chất thì đôi khi nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho các nhà giao dịch.
Ví dụ như nếu bạn đặt một lệnh mua cho cặp tỷ giá GBP/USD với mức chốt lời là 1.5000 nhưng khi hiện tượng Slippage xảy ra thì giá của cặp ngoại tệ trên đã tăng lên ở mức 1.5010.
Trong tình huống này, bạn đã vô tình được lời thêm 10 pips cho giao dịch. Tuy nhiên, nếu trường hợp trên xảy ra theo chiều hướng ngược lại, tức là nếu bạn đang không đặt lệnh mua mà là lệnh bán thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã bị lỗ 10 pips.
Nói tóm lại, việc hiện tượng Slippage gây ra tác động tiêu cực hay tích cực là một điều rất khó có thể dự đoán trước mà đối với những người tham gia vào thị trường tài chính nói chung thì những yếu tố không xác định đều là những điều cấm kỵ hàng đầu. Chính vì thế, đa số các nhà giao dịch đều sẽ chọn phương pháp an toàn là tránh xa hoặc giảm thiểu nó.
5 mẹo để hạn chế hiện tượng Slippage
Và sau đây, chienluocfx sẽ giới thiệu đến các bạn 5 phương pháp cực kỳ đơn giản mà bạn có thể vận dụng để tránh tình trạng bị trượt giá, đó là:
Theo dõi lịch tin tức
Theo kinh nghiệm từ các pro trader thì việc theo dõi tin tức chính là nền tảng tốt nhất để người chơi lập các lệnh giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Bởi lẽ, ngoại hối, chính trị và kinh tế là 3 yếu tố luôn đi song hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, các biến động của 1 trong 3 lĩnh vực sẽ làm lay chuyển cả 2 lĩnh vực còn lại.
Nói một cách dễ hiểu hơn, việc theo dõi tin tức một cách thường xuyên sẽ có thể giúp bạn biết được chiều hướng biến động của thị trường, qua đó đưa ra định hướng đúng đắn nhất cho chiến dịch của bản thân. Ngoài ra, nó còn có thể hỗ trợ bạn đưa ra kế hoạch giao dịch một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người thích quan tâm đến thời sự thì cũng không sao. Về cơ bản, bạn chỉ cần quan tâm đến lịch công bố các tin tức để tránh giao dịch vào những thời điểm đó vì nó chính là những khoảng thời gian mà thị trường dễ gặp biến động nhất. Bạn có thể tham khảo thêm tại những website như forexfactory.com hay investing.com.
Hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao
Về cơ bản, đòn bẩy càng cao thì rủi ro càng lớn nhưng có nhiều trader vẫn cố chấp giao dịch với mức bẩy cực kỳ cao vì họ tin rằng nếu liều thì sẽ ăn nhiều.
Trên thực tế, các phương pháp quản lý cảm xúc cũng đã chỉ ra rằng chúng ta nên vượt qua tâm lý tham vọng vì cảm xúc đó có thể khiến bản thân bỏ qua những giới hạn mà chúng ta đã quy định.
Do đó, thay vì chọn lựa theo cảm xúc thì chúng ta chỉ nên nhìn vào thị trường hiện tại để đặt ra mức đòn bẩy phù hợp.
Mặc dù thao tác giảm đòn bẩy sẽ khiến mức lợi nhuận của trader bị giảm đi đáng kể nhưng nhờ đó mà bạn sẽ có thể tránh được những trường hợp thị trường đi ngược xu hướng dự đoán một cách bất ngờ. Nói tóm lại, mức đòn bẩy càng thấp thì việc quản lý rủi ro cũng như quản lý vốn của trader càng dễ dàng.
Hạn chế ôm lệnh qua tuần
Theo thống kê, thời điểm đầu tuần thường là giai đoạn mà thị trường có cú gap lớn nhất vì đa số những tin tức về biến động chính trị sẽ được xuất hiện vào cuối tuần.
Theo đó, với áp lực từ tin tức sẽ khiến mọi người đổ dồn vào duy nhất một lệnh mua/bán, khiến cho bên còn lại không đủ lệnh giao dịch, gây nên nhiều cú nhảy gap liên tục khi thị trường mở cửa vào sáng thứ hai.
Do đó, có thể nói giai đoạn đầu tuần được coi là “thời điểm cấm kỵ” cho mọi giao dịch của trader, đặc biệt là trong những khoảng thời gian có nhiều bất ổn chính trị.
Chọn lựa sàn giao dịch một cách cẩn thận
Chọn lựa sàn giao dịch cũng là một trong thao tác quan trọng để phòng tránh hiện tượng Slippage
Trên thực tế, vẫn còn một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng Slippage, đó là do sàn cố tình treo lệnh giao dịch của trader nhằm mục đích khớp giá bất chính.
Đó cũng chính là lý do mà bạn nên chọn những sàn giao dịch thật sự uy tín và chất lượng như: XTB, Exness, FxPRo,. ICMarkets,…
Giao dịch các cặp tỷ giá ổn định
Một số cặp ngoại tệ có mức thanh khoản ổn định mà bạn nên tham khảo là: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, AUD/USD,…
Mặc dù không thể triệt tiêu một cách tuyệt đối vì sự biến động trên thị trường là vô cùng khó lường, nhưng với việc mua bán những cặp tiền ổn định như trên thì cũng sẽ phần nào giúp trader có thể hạn chế tối đa mức độ trượt giá.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, chienluocfx hy vọng rằng đã giúp các bạn đã có một cái nhìn tổng quát hơn cho câu hỏi Slippage là gì.
Và nếu các bạn muốn được cập nhật thêm những thông tin, kiến thức mới nhất về thị trường tài chính nói chung hoặc thị trường Forex nói riêng thì cũng đừng quên truy cập và theo dõi website của chúng tôi thật thường xuyên nhé.
Tổng hợp các câu hỏi về Slippage
Cách nhận diện hiện tượng Slippage là gì?
Cách nhận diện hiện tượng Slippage trong forex là kiểm tra giá đặt hàng của bạn so với giá thực tế mà bạn đã nhận được. Nếu giá thực tế khác với giá đặt hàng, thì có thể coi là slippage.
Ví dụ: Nếu bạn đặt hàng mua với giá 1.3000 và giá thực tế mà bạn nhận được là 1.3005, thì đó là slippage positive. Nếu bạn đặt hàng mua với giá 1.3000 và giá thực tế mà bạn nhận được là 1.2995, thì đó là slippage negative.
Ngoài ra, một cách khác để nhận diện slippage là kiểm tra sự khác biệt giữa giá bid và giá ask tại thời điểm đặt hàng và thời điểm nhận được giá. Nếu sự khác biệt lớn, có thể là slippage.
Làm thế nào để phòng tránh hiện tượng Slippage
Có một số cách để phòng tránh hiện tượng Slippage trong forex:
- Sử dụng giá cảnh báo: Nhiều phần mềm giao dịch cho phép bạn đặt giá cảnh báo, khi giá đạt đến mức này, hệ thống sẽ tự động đặt hàng.
- Sử dụng đặt hàng tự động: Sử dụng các chức năng đặt hàng tự động như chức năng stop loss hoặc take profit để tự động đặt hàng khi giá đạt đến mức quy định.
- Chọn thời điểm giao dịch hợp lý: Chọn thời điểm giao dịch khi thị trường ít biến động hơn để giảm xung khẩu giá.
- Sử dụng nhà môi giới uy tín: Sử dụng nhà môi giới uy tín với hệ thống giao dịch ổn định và nhanh chóng để giảm xung khẩu giá.
- Tăng số lượng đặt hàng: Tăng số lượng đặt hàng để giảm xung khẩu giá.
Lưu ý: Dù bạn có thể cố gắng phòng tránh slippage nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi nhanh chóng trong giá hoặc thị trường.
Cách xử lý khi bị bị Slippage
Khi bạn bị Slippage, có một số cách để xử lý:
Chấp nhận: Nếu slippage xảy ra trong hướng tốt cho bạn, thì chấp nhận nó và tiếp tục giao dịch.
Điều chỉnh giá đặt hàng: Nếu slippage xảy ra với giá không tốt cho bạn, thì hãy xem xét việc điều chỉnh giá đặt hàng để tránh lỗ.
Hủy đặt hàng: Nếu slippage lớn và không thể chấp nhận, hãy hủy đặt hàng và tìm cách giao dịch tốt hơn.
Tìm hiểu nguyên nhân: Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến slippage để tránh trong tương lai.
Sử dụng các công cụ giảm rủi ro: Sử dụng các công cụ như stop loss hoặc take profit để giảm rủi ro trong trường hợp xảy ra slippage.
Lưu ý: Slippage là một phần không thể tránh khỏi của giao dịch Forex, tuy nhiên, bằng cách sử dụng các kỹ thuật trên, bạn có thể giảm thiểu tác động của nó đối với giao dịch của bạn.