Nhắc đến các mô hình nến Nhật, có lẽ các trader chuyên nghiệp đều nghĩ ngay đến nến Inside Bar, nến Pin Bar và nến Fakey. Có thể xem đây là bộ tam quyền lực được nhiều trader giao dịch nhất. Thậm chí, các chuyên gia đều cho rằng nếu giao dịch theo mô hình giá, thì đây chính là 3 mẫu mô hình giá trị nhất.
Vậy nến Inside Bar là gì? Giao dịch với mô hình này như thế nào? Chiến lược nào tốt nhất để trader kiếm lợi nhuận cùng Inside Bar?
Nến Inside Bar là gì?
Inside Bar được hình thành từ 2 từ. Trong đó, Inside có nghĩa là bên trong. Như vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, thì Inside Bar chính là mô hình nến nằm bên trong nến.
Mẫu mô hình này được hình thành từ 2 cây nến. Trong đó, có 1 cây nến to hơn, thân dài hơn, sẽ ôm trọn cây nến còn lại. Kiểu này giống như hình thức “mẹ bồng con”.
So với các mẫu mô hình khác, nến Inside Bar khá đặc biệt. Vì nó vừa có thể là tín hiệu cho thấy một xu hướng giá sắp kết thúc. Nó cũng có thể là tín hiệu cho thấy 1 xu hướng mới sắp bắt đầu. Hoặc cũng có thể là tín hiệu cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng.
Chính vì đặc trưng này, Inside Bar là mẫu mô hình hơi khó đoán, khó giao dịch, khó nắm bắt được chính xác và thường chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Đặc điểm của mô hình nến Inside Bar
Được hình thành từ 2 cây nến, nên cây nến lớn được gọi là Mother Bar. Còn cây nên thứ 2 sẽ được gọi là Inside Bar. Để thỏa điều kiện được Mother Bar bao phủ, thì cây nến số 2 cần phải có đáy cao hơn, đỉnh thấp hơn so với nến 1. Có nghĩa là, không chỉ thân nến, râu nến của cây nến Inside Bar cũng phải được nằm trọn trong cây nến Mother Bar.
Ngược lại, để mô hình nến này vận hành hiệu quả, 2 cây nến này cũng phải có màu ngược nhau. Ví dụ, nếu nến Mother là nến xanh thì nến còn lại là nến đỏ và ngược lại.
Tuy nhiên theo thời gian, nến Inside Bar cũng có nhiều biến thể hơn. Nó đã có nhiều sửa đổi so với mẫu mô hình truyền thống. Vì vậy, ngày nay khi xem xét giao dịch cùng Inside Bar, trader chỉ cần quan tâm đặc điểm “nến nằm trong nến” là đã có thể phân tích và giao dịch.
Diễn biến tâm lý của mô hình nến Inside Bar là gì?
Muốn nắm bắt được cách thức giao dịch của Inside Bar, nhà đầu tư phải biết được diễn biến tâm lý thị trường thể hiện trong cây nến này.
Nến đầu tiên rất lớn. Điều này cho thấy phe mua hoặc phe bán đang chiếm ưu thế (tùy màu nến). Và tất nhiên, họ đang kỳ vọng giá sẽ đi theo hướng mà họ mong muốn. Ví dụ phe Sell chiếm ưu thế thì họ kỳ vọng giá giảm mạnh. Còn phe Buy chiếm ưu thế thì họ kỳ vọng giá tăng lên.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của cây nến thứ 2 cho thấy kỳ vọng này không thành hiện thực. Điều này khiến tâm lý thị trường trở nên hoang mang. Ví dụ, nến 1 là nến xanh, thị trường kỳ vọng giá sẽ tăng liên tục. Tuy nhiên, cây nến thứ 2 khiến kỳ vọng này sụp đổ và các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang liệu lúc này có nên chốt lời hay không.
Vì tâm lý hoang mang này, giao dịch không bùng nổ mà bắt đầu bước vào xu hướng thận trọng hơn, ít dần hơn. Và đó chính là lý do nến 2 luôn bé hơn nến 1. Còn với trường hợp đa nến, thì sẽ có rất nhiều cây nến nhỏ hơn nến 1 hình thành. Lúc này, thị trường đang hình thành vùng giá tam giác tích lũy, dự kiến cho một biên động mới.
Có nghĩa là, phe thắng thế không đủ sức để áp đảo giá theo mong muốn của mình. Quá trình tích lũy này cứ dồn lại, dồn lại, như một quả mìn được nhồi chặt. Càng dồi lâu, khi 1 trong 2 phe có tín hiệu áp đảo thì sẽ khiến giá bị đẩy cực mạnh, như bùng nổ. Khi đó, giá có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Và vì vậy, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến quá trình tích lũy này. Nó sẽ là dấu hiệu để xem xét biến động giá và quyết định cho hành động về sau.
Inside Bar đa nến – Biến thể của Inside Bar
Về nguyên tắc, Inside Bar là mô hình nến trong nến. Nhưng xét theo các mô hình mở rộng, thì nó có thể có biến thể đa nến. Khi có biến thể, nến Inside Bar có thể sẽ gồm 3,4,5 nến tạo thành. Và tất nhiên, những ngọn nến sau đều nằm lọt thỏm trong cây nến thứ nhất – nến Mother Bar.
Cũng như mô hình nguyên thủy, nhà đầu tư không cần quan tâm đến màu sắc nến Inside Bar. Điều duy nhất cần quan tâm chính là yếu tố nến nằm trong nến. Nếu có 1 cây nến con bất kỳ mà lớn hơn gấu mẹ, thì đó không phải là mẫu mô hình đúng.
Giao dịch cùng mô hình nến Inside Bar
Bạn cần phải hiểu một điều, khi nến Inside Bar hình thành, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy. Mức giá đang chạy hẹp dần theo một hình tam giác. Nếu quá trình tích lũy càng lâu, giá sẽ bùng phát càng mạnh. Nếu muốn giao dịch hiệu quả, trader cần phải kiên nhẫn chờ mức giá phá vỡ khỏi tam giác, tạo nên diễn biến mới rồi mới bắt đầu vào lệnh.
Giao dịch theo xu hướng Inside Bar là tín hiệu tiếp diễn
Đây là cách giao dịch an toàn nhất với nến Inside Bar. Vì vậy, nó cũng chính là cách giao dịch được yêu thích nhất. Điều quan trọng khi giao dịch theo cách này chính là nhà đầu tư phải xác định chính xác xu hướng giá.
Sau thời gian tích lũy, nếu giá Inside Bar bùng nổ theo xu hướng cũ, khoảng cách có thể lên đến vài chục pip. Đó chính là cơ hội để nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận ấn tượng.
Để vào lệnh, cần đợi mô hình hoàn thành. Tức là nến thứ 2 hoàn toàn được xác lập và đóng lại. Sau đó, tiếp tục xem diễn biến của cây nến số 3. Nếu cây nến này được phá vỡ thì đó chính là tín hiệu để vào lệnh. Điểm vào lệnh chính là điểm giá phá vỡ. Còn điểm cắt lỗ sẽ được đặt nằm trên cây nến số 2 khoảng vài pip là hợp lý nhất.
Giao dịch theo xu hướng Inside Bar là tín hiệu đảo chiều
Cách thứ 2 để giao dịch cùng nến Inside Bar chính là tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, cách giao dịch này được xem là kém hiệu quả so với mô hình tiếp diễn.
Do đó, để vào lệnh chính xác, nhà đầu tư cần phải xem xét nến Inside Bar xuất hiện ở vị trí nào trên đường giá. Nếu Inside Bar trùng với đường kháng cự hay hỗ trợ, mức rủi ro có thể được giảm thiểu rất nhiều. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ win cũng sẽ tốt hơn.
Và các điểm vào lệnh, cắt lỗ hay chốt lời cũng tương tự như ở cách giao dịch tiếp diễn.
Lưu ý khi trading với Inside Bar là gì?
- Thời gian tích lũy càng lâu, giá trị của nến Inside Bar sẽ càng cao.
- Nến Inside Bar hoạt động hiệu quả nhất nếu trader xem xét nó ở khung ngày. Từ đó, bạn mới bắt đầu đối chiếu xuống các khung thấp hơn.
- Các nến “con” càng bé càng tốt, càng cho tín hiệu xác thực. Đặc biệt ở Inside Bar biến thể, các nến con về sau nếu càng nhỏ hơn các nến phía trước thì tín hiệu càng chuẩn xác.
- Thị trường trong giai đoạn có xu hướng rõ ràng thì nến Inside Bar mới có thể cho tín hiệu giao dịch hiệu quả.
Kết luận
Mô hình nến Inside Bar xuất hiện khá thường xuyên trên biểu đồ nhưng nếu không chú ý sẽ bị bỏ qua. Đó sẽ thật là một điều đáng tiếc vì nó mang đến cho trader các tín hiệu giao dịch khá tốt. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đánh giá và xem xét, nếu giao dịch kém hiệu quả, bạn sẽ bị chính Inside Bar “nhấn chìm”.