Trade balance là gì? Đây là thuật ngữ chỉ cán cân thương mại, có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung và với các nhà đầu tư Forex nói riêng.
Dù bạn không phải là một chuyên gia tài chính, nhưng chắc chắn bạn đã từng nghe đến khái niệm cán cân thương mại Trade balance.
Đây là một bức tranh toàn cảnh của ngành tài chính của một quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu của quốc gia đó.
Hôm nay, CHIENLUOCFX.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết Trade balance là gì. Thông qua đó, bạn sẽ biết được vì sao bạn cần lưu ý đến điều này nếu muốn trở thành một trader chuyên nghiệp.
Tìm hiểu Trade balance là gì?
Trade balance được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là cán cân thương mại. Nó thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia và các chỉ số sẽ được tính trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiểu đơn giản hơn, nó là sự chênh lệch tiền tệ giữa doanh số xuất khẩu và nhập khẩu. Nó sẽ được thống kê theo hình thức một bản đối chiếu giữa số tiền thu được từ nước ngoài và số tiền phải chi trả cho nước ngoài.
Các giao dịch xuất nhập khẩu sẽ được thống kê dựa trên các giao dịch bởi cá nhân, doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp cư trú và cả chính phủ của một quốc gia.
Hàng hóa xuất nhập khẩu rất đa dạng. Đó có thể là nguyên liệu thô, là các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp. Hoặc đó là tiền thu được từ du lịch hay dịch vụ.
Cán cân thương mại sẽ không bao gồm lượng tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu hay thị trường Forex.
Tính Trade balance như thế nào?
Vì là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu nên tính Trade balance cũng sẽ rất đơn giản dựa trên 2 chỉ số này:
Trade balance = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu
Khi đó, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Thặng dư: Có nghĩa là cán cân thương mại ở mức tốt, giá trị xuất khẩu sẽ vượt xa giá trị nhập khẩu và Trade balance có số dư dương.
- Cân bằng: Trade balance cân bằng, giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu.
- Thâm hụt: Trade balance có số dư âm, chỉ số xuất khẩu thấp hơn nhiều so với chỉ số nhập khẩu.
Thông thường, chỉ số Trade balance sẽ có Tổng cục Hải Quan hoặc các cơ quan kiểm toán lớn ở từng quốc gia công bố.
Khi thâm hụt thương mại, cho thấy tình trạng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Trong kinh doanh tài chính gọi là nhập siêu.
Điều này cho thấy nguồn tiền nội địa đang chảy ra nước ngoài. Đồng thời nguồn hàng nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế bị phá vỡ, giá hàng hóa tăng mạnh và đồng tiền quốc gia sẽ bị mất giá.
Vai trò của Trade balance với một quốc gia
Hiểu được Trade balance là gì, giờ đây, chúng ta có thể thấy được cán cân thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế tổng thể của một quốc gia:
Phản ánh cung cầu tiền tệ
Thông qua tỷ lệ nhập và xuất, Trade balance sẽ thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Khi thặng dư, chắc chắn giá trị của đồng nội địa sẽ tăng và ngược lại. Từ điều này, chính phủ sẽ có những quyết định quan trọng trong cân đối xuất nhập hoặc điều chỉnh lãi suất dòng tiền.
Phản ánh mức độ cạnh tranh trên trường quốc tế
Một quốc gia có tỷ lệ xuất siêu cao, cho thấy sản phẩm của quốc gia đó chất lượng, ngoại giao tốt, điều chỉnh kinh tế tốt cũng như có được sự nhạy bén đáng nể trên thị trường.
Có thể thấy, thông qua Trade balance, chúng ta có thể thấy được sự liên quan mật thiết giữa nền kinh tế nội địa với toàn cảnh thị trường quốc tế. Chúng ta có thể biết được vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế cũng như tiềm năng của tiền tệ trong tương lai.
Thể hiện mức đầu tư, tiết kiệm, thu nhập
Khi cán cân thương mại bị thâm hụt, một thực tế có thể thấy được là mức chi sẽ nhiều hơn mức thu. Điều ngược lại, cán cân thặng dư cho thấy mức thu nhiều hơn mức chi.
Nếu cán cân dương, điều có thể dễ dàng nhìn thấy được là người dân quốc gia đó có thu nhập ổn định. Vì vậy, tổng quát tình hình kinh tế của quốc gia đó cũng sẽ rất rõ nét.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cán cân thương mại?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Trade balance. Trong đó, những nhân tố dưới đây được xem là có tác động nhiều nhất:
Chính sách thương mại kinh tế của quốc gia đó
Chính sách thương mại kinh tế là cách mà nước này giao thương với nước kia. Một chính sách thương mại sẽ gồm rất nhiều vấn đề. Trong đó, các điều kiện về thuế quan, rào cản hàng hóa thương mại đóng vai trò chủ đạo.
Chính sách này sẽ đồng thời khích lệ hoặc hạn chế những loại hàng hóa nhập/xuất đặc thù. Ví dụ như Việt Nam cấm nhập khẩu vũ khí, hoặc hàng tiêu dùng đã qua sử dụng… Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu nhập xuất tương ứng.
Tỷ giá hối đoái
Có thể bạn chưa biết, không chỉ nền kinh tế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng ngược lại với nền kinh tế.
Cụ thể, khi đồng nội tệ mất giá, ngoại tệ tăng giá thì sẽ có xu hướng xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn và ngược lại.
Chính sách và nhu cầu xuất nhập khẩu
Về nhập khẩu, khi GDP và nhu cầu tiêu dùng tăng, nhập khẩu cũng theo đó mà tăng theo. Hoặc nếu hàng hóa nội địa đắt hơn hàng hóa nước ngoài thì người dân cũng có tâm lý đổ xô mua hàng nước ngoài, thứ nhất vì rẻ, thứ 2 vì tâm lý hàng nước ngoài tốt hơn.
Về xuất khẩu, khi cán cân thương mại thặng dư tức là tình hình xuất khẩu khả quan. Nền kinh tế cũng có những dấu hiệu tăng trưởng đều và ổn định.
Tình hình kinh tế GDP
Khi kinh tế tăng trưởng tốt, GDP trong nước tăng thì tất yếu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng trưởng theo.
Đồng thời, khi GDP nước ngoài tăng trưởng cao, quốc gia đó cũng tăng cường nhập khẩu, và xuất khẩu của các quốc gia có hợp đồng thương mại liên quan cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, các nước đối tác nhau cũng sẽ song song cùng nhau phát triển.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến ảnh hưởng Trade balance:
- Mức giá cả tại nguồn gốc, tức là tại quốc gia đã sản xuất ra sản phẩm đó.
- Mức đánh thuế xuất nhập khẩu hàng hóa đó như thế nào
- Các chu kỳ kinh tế nội địa hay quốc tế
- Các chính sách đầu tư quốc tế của từng quốc gia
Vì sao nhà đầu tư Forex cần quan tâm đến Trade balance?
Như đã nói, Trade balance liên quan mật thiết đến tỷ giá hối đoái. Khi chỉ số Trade balance tốt, tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ cũng sẽ tốt lên.
Chính nhờ điều này, nhà đầu tư ngoại hối cũng sẽ có được những chiến lược đầu tư đúng đắn vào đồng tiền mà mình yêu thích.
Với bất cứ nhà giao dịch Forex nào, giá trị tiền tệ luôn là điều cốt lõi. Chọn đồng tiền của một quốc gia có chỉ số tăng trưởng bền vững sẽ hạn chế tối đa thua lỗ.
Ngược lại, các quốc gia có nền kinh tế biến động nhiều thì giá trị nội tệ cũng biến động theo, đầu tư vào đó có thể có lợi nhuận lớn ở vài thời điểm nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Chính vì vậy, trader cần phải hiểu được Trade balance là gì, tham khảo các tin tức, công bố kinh tế về Trade balance của từng quốc gia trong từng giai đoạn trong xuyên suốt quá trình đầu tư của mình. Có như vậy, mới có thể tạo nên chiến lược đầu tư ngoại hối lâu dài và bền chắc nhất.
Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến Trade balance
Tầm quan trọng của trade balance trong đầu tư tài chính là gì?
Trade balance có tầm quan trọng khá lớn trong đầu tư tài chính và có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những tác động chính của nó là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của một nước.
Nếu một nước có một trade balance dương tính (tức là nó nhận được nhiều hơn số tiền mà nó phải trả cho việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ), điều này có thể làm tăng giá của đồng tiền của nước đó và có thể tăng cơ hội đầu tư cho những người muốn đầu tư vào nước đó.
Tuy nhiên, ngược lại, nếu một nước có một trade balance âm tính (tức là nó phải trả nhiều hơn số tiền mà nó nhận được từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ), điều này có thể làm giảm giá của đồng tiền của nước đó và có thể giảm cơ hội đầu tư cho những người muốn đầu tư vào nước đó.
Trade balance thường được công bố vào thời gian nào?
Thông thường, trade balance được công bố hàng tháng hoặc hàng quý bởi các tổ chức kinh tế quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations, UN) hoặc Tổng cục thống kê (Bureau of Statistics). Các nước cũng có thể công bố trade balance của mình theo thời gian cụ thể như hàng tháng hoặc hàng quý.
Ngoài ra, các tổ chức kinh tế quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations, UN) và Tổng cục thống kê (Bureau of Statistics) cũng có thể công bố dữ liệu về trade balance theo từng năm.
Việc công bố trade balance là rất quan trọng vì nó có thể giúp cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý tài sản hiểu được tình hình kinh tế của một nước và có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn.
Những ai thường quan tâm đến trade balance?
Trade balance là một kết quả của một quốc gia trong việc xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nếu quốc gia có một số dư tích lũy tích cực trong hợp đồng xuất nhập, điều đó có nghĩa là nó xuất ra hơn nhập vào. Nếu quốc gia có một số dư tích lũy âm, điều đó có nghĩa là nó nhập khẩu hơn xuất khẩu.
Những người thường quan tâm đến trade balance bao gồm các nhà ngoại giao, nhà quản lý tài sản và các nhà đầu tư, các nhà phân tích kinh tế và các chuyên gia tài chính, và các cơ quan chính phủ có liên quan đến quản lý ngoại giao và kinh tế của quốc gia.
Trade balance cũng có thể là một chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến việc bán hàng của họ và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu.